Tổ yến sào là loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp, không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị kinh tế vô cùng lớn. Có 2 loại tổ yến là loại tổ yến là tổ của yến nuôi và yến tự nhiên. Nhiều người thắc mắc không biết nuôi chim yến lấy tổ có khó không và kỹ thuật nuôi yến lấy tổ như thế nào? Để có thể giải đáp được toàn bộ những thắc mắc này, hãy cùng Onplaza tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tổ yến là thực phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị vô cùng cao lại được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng, chính vì vậy ngành nuôi yến lấy tổ ở Việt Nam có thể được coi là nghề "hái ra tiền" và ngày càng được nhiều người biết đến và lựa chọn. Trong khi những năm trước tổ chim yến chỉ được sử dụng bởi các bậc vua chúa, quý tộc thì ngày nay tổ yến đã dần trở nên phổ biến hơn, đến gần được với nhiều đối tượng người dùng hơn. Với giá trị kinh tế vào khoảng từ hàng chục triệu đồng cho 1 kg tổ yến và hàng trăm triệu đồng cho 1 kg yến huyết, việc nuôi yến thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính.
Hiện nay Việt Nam có một số loài chim yến phổ biến như: Yến cỏ cây dừa, yến tổ trắng hay yến cỏ Việt Nam, yến hàng,... mỗi loại chim lại có những đặc điểm khác nhau. Việc nuôi yến cũng là 1 công việc đòi hỏi cả một quãng thời gian dài, người nuôi cần phải kiên trì, nhẫn nại và bỏ nhiều tâm huyết.
Để có thể nuôi và kinh doanh tổ yến nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi phải tuân thủ những kỹ thuật, các bước cũng như đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất để chim có thể lớn lên và phát triển bình thường, tạo ra những chiếc tổ yến có chất lượng cao.
Nuôi chim yến đem lại giá trị kinh tế cao
Đầu tiên, cần phải lựa chọn vị trí làm nhà cho yến phù hợp nhất, cần phải chọn vị trí chính xác để làm nhà, đặc biệt là hướng nhà. Cần xem xét hướng bay khi chiều về của chim. Nhà của yến cần phải đặt ngay trên đường bay của yến, lỗ chui ra vào của nhà cũng cần phải phù hợp với đường bay của chim. Nên dựng nhà ở gần hồ ao để chim dễ dàng tìm được thức ăn, nước uống.
Nhiệt độ bên trong nhà phải luôn được giữ ở mức 27 độ, có thể dựng nhà rồi chia thành các ngăn với diện tích 4x4m, chiều cao tối thiểu là 3m. Tường nhà phải có độ dày từ 20 đến 25cm. Cần thiết kế hệ thống ống gió đế kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.
Độ ẩm lý tưởng trong nhà của yến là khoảng từ 70 đến 85%. Trong nhà cần phải thiết kế phòng lượn cho chim, kích thước tối thiểu của phòng lượn là 5x5m. Ngoài ra, cũng cần phải đảm bảo ánh sáng cho nhà, không để nhà bị quá tối.
Giàn khung tổ là một trong những phần quan trọng nhất của nhà yến, nếu không có phần này thì yến khó có thể làm được tổ.
Cần làm nhà cho yến đạt đúng tiêu chuẩn
Thời gian chim yến bắt đầu xây tổ là khoảng giữa tháng 1 hằng năm, đây cũng là mùa sinh sản của yến, đến tầm tháng 3 yến sẽ đẻ trứng. Cả con đực và con cái đều sẽ cùng xây tổ và ấp trứng rồi sinh con. Chim yến từ 8 - 10 tháng đã có khả năng đẻ trứng lứa đầu, thời gian xây tổ là khoảng 30 đến 80 ngày, chúng giao hợp và đẻ trứng trong vòng 5 đến 8 ngày. Đến khoảng ngày thứ 45 từ khi nở trứng là chim non bắt đầu bay được.
Nếu như nuôi yến trong nhà và để chúng tự ấp thì 1 năm sẽ được 3 lứa chim non, chu kỳ sinh sản là khoảng hơn 3 tháng 1 lần. Khi chim mới đẻ thì lưu ý nên hết sức đề phòng các loài động vật khác có thể gây hại đến như chuột, gián hay dơi,... Những động vật này có thể ăn mất trứng hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng, sức khỏe của chim mẹ. Khi chim non ra đời cũng nên đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm, giúp cho môi trường sống của chim được thuận lợi và chim non lớn lên khỏe mạnh.
Loại bệnh thường gặp nhất ở chim yến nuôi là chân đỏ và sưng. Bệnh này có thể do đời trước di truyền lại hoặc cũng có thể là do chim ít vận động hoặc mạt, rệp, ve,... gây ra. Dấu hiệu của bệnh là chim thường co 1 chân lên.
Nếu như chân chim bị trầy nhỏ thì dùng oxy già để rửa cho chim, nếu như chân chim bị chảy máu thì cần dùng thuốc cầm máu với liều lượng chuẩn. Ngoài ra, cũng cần phải tiêu diệt các loại thiên địch của chim yến như chuột, kiến, gián, rận rệp, dơi,... Các loại thiên địch này có thể gây hại đến sự phát triển của chim.
Có 3 thời điểm để thu hoạch tổ chim yến đúng cách là trước khi chim đẻ trứng, khi yến đẻ 2 trứng và sau khi chim non rời tổ.
Cách thu hoạch phổ biến nhất là khi chim chưa đẻ trứng. Ở thời điểm này, tổ yến là sạch nhất, giá trị dinh dưỡng cũng cao nhất nhưng lượng dãi chim lại ít và chúng cũng sẽ mất sức nhiều hơn để làm tổ lại.
Thời điểm thu hoạch thứ 2 là khi yến đẻ 2 trứng. Không nên thu hoạch tổ yến khi mới có 1 trứng vì sẽ làm ảnh hưởng đến chim mẹ.
Tổ yến lúc này sẽ lớn hơn, nặng hơn, chất lượng cũng cao nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng yến trong đàn vì trứng chưa nở ra chim non.
Cách làm cuối cùng là thu hoạch sau khi chim non rời đi. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cho tổ yến dính nhiều lông và cần tốn nhiều công để làm sạch.
Bạn có biết:
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về kỹ thuật nuôi yến lấy tổ. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu như còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.